Tham khảo thuốc tương tự:
Bisoprolol 2.5mg – thuốc trị bệnh tim hiệu quả của Novartis
Bisolon Hera là thuốc gì?
Bisoprolol là thuốc chẹn β1-adrenergic chọn lọc tim được sử dụng để điều trị huyết áp cao. Thuốc được coi là thuốc mạnh có thời gian bán hủy dài, có thể dùng một lần mỗi ngày để giảm nhu cầu dùng nhiều liều thuốc hạ huyết áp. Bisoprolol thường được dung nạp tốt, có thể là do tính chọn lọc thụ thể β1-adrenergic và là thuốc thay thế hữu ích cho các thuốc chẹn β không chọn lọc trong điều trị tăng huyết áp như Carvedilol và Labetalol. Thuốc có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các thuốc khác để kiểm soát tăng huyết áp và có thể hữu ích ở những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) do tính chọn lọc thụ thể của thuốc.
Bisolon Hera là thuốc kê toa đường uống, chứa hoạt chất Bisoprolol. Thành phần trong thuốc bao gồm:
- Hoạt chất: Bisoprolol 2.5mg.
- Đóng gói: hộp 3 vỉ x 10 viên nén bao phim.
- Xuất xứ: Herabiopharm.
Đặc điểm lâm sàng của thuốc Bisolon Hera
1. Chỉ định thuốc
Bisolon Hera được sử dụng cho các chỉ định:
- Điều trị tăng huyết áp.
- Điều trị đau thắt ngực ổn định mạn tính.
- Điều trị suy tim mạn tính ổn định kèm suy giảm chức năng tâm thu thất trái kết hợp với các thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc lợi tiểu và các glycoside tim bất kỳ.
2. Liều dùng, cách sử dụng thuốc
Điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực mạn tính:
- Nên điều chỉnh liều lượng theo từng bệnh nhân. Khuyến cáo bắt đầu với 5 mg mỗi ngày. Liều thông thường là 10 mg x 1 lần/ngày và liều khuyến cáo tối đa là 20 mg mỗi ngày.
- Ở những bệnh nhân bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 20 ml/phút), liều không vượt quá 10 mg x 1 lần/ngày. Liều có thể chia 2 lần/ngày.
- Không nên ngừng điều trị đột ngột. Nên giảm liều từ từ bằng cách giảm một nửa liều hàng tuần.
Điều trị suy tim mạn tính ổn định:
- Bệnh nhân suy tim nên ở tình trạng ổn định (không bị suy tim cấp) khi bắt đầu điều trị với bisoprolol.
- Giai đoạn điều chỉnh liêu:
Điều trị suy tim mạn tính ổn định bằng bisoprolol đòi hỏi phải có một giai đoạn điều chỉnh liều.
Điều trị bằng bisoprolol bắt đầu với việc tăng liều từ từ theo các bước sau:
– Tuần 1: 1,25 mg x 1 lần/ngày, nếu dung nạp tốt tăng liều lên
– Tuần 2: 2,5 mg x 1 lần/ngày, nếu dung nạp tốt tăng liều lên
– Tuần 3: 3,75 mg x 1 lần/ngày, nếu dung nạp tốt tăng liều lên
– Tuần 4 – 7: 5 mg x 1 lần/ngày, nếu dung nạp tốt tăng liều lên
– Tuần 8 – 11: 7,5 mg x 1 lần/ngày, nếu dung nạp tốt tăng liều lên
– Tuần 12 trở đi: 10 mg x 1 lần/ngày để điều trị duy trì.
Liều khuyến cáo tối đa là 10 mg mỗi ngày 1 lần.
Cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn (nhịp tim, huyết áp) và các triệu chứng suy tim nặng hơn trong giai đoạn điều chỉnh liều. Các triệu chứng có thể đã xảy ra trong ngày đầu tiên sau khi bắt đầu điều trị. - Thay đổi điều trị:
Nếu liều khuyến cáo tối đa không được dung nạp tốt, có thể cân nhắc giảm liều từ từ.
Trong trường hợp suy tim nặng hơn thoáng qua, hạ huyết áp hoặc chậm nhịp tim, nên xem xét lại liều của các thuốc đang sử dụng đồng thời. Cũng có thể cần phải tạm thời giảm liều bisoprolol hoặc xem xét ngừng thuốc.
Luôn nên cân nhắc dùng lại và/hoặc tăng liều bisoprolol khi bệnh nhân ổn định trở lại.
Nên giảm liều từ từ nếu xem xét ngừng thuốc vì ngừng thuốc đột ngột có thể dẫn đến tình trạng bệnh nhân xấu hơn cấp tính.
Điều trị suy tim mạn tính ổn định bằng bisoprolol thường là điều trị lâu dài.
Cách dùng thuốc:
- Dùng đường uống. Nên uống Bisolon Hera vào buổi sáng và có thể uống vào bữa ăn sáng. Nên uống cùng với nước và không nên nhai.
3. Ai không nên dùng thuốc này?
Không sử dụng Bisolon Hera cho các đối tượng bệnh nhân:
- Suy tim cấp tính hoặc trong giai đoạn suy tim mất bù cần tiêm truyền tĩnh mạch thuốc ảnh hưởng lên sự co bóp của cơ tim (inotropic).
- Sốc tim.
- Block nhĩ thất độ II hoặc độ III (không có máy tạo nhịp tim).
- Hội chứng suy nút xoang.
- Block xoang nhĩ.
- Nhịp tim chậm có triệu chứng.
- Hạ huyết áp có triệu chứng.
- Hen phế quản nặng hoặc viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nặng.
- Thể nặng của bệnh tắc động mạch ngoại biên và hội chứng Raynaud.
- U tủy thượng thận không được điều trị.
- Nhiễm toan chuyển hóa.
- Quá mẫn cảm với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phẩn của thuốc.
4. Cần thận trọng gì khi sử dụng Bisolon Hera?
Bisoprolol nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc đau thắt ngực kèm theo suy tim. Đặc biệt ở những bệnh nhân bị bệnh tim thiếu máu cục bộ, không được ngừng điều trị bằng bisoprolol đột ngột trừ khi có chỉ định rõ ràng, vì điều này có thể dẫn đến tình trạng tim xấu đi tạm thời.
Bisoprolol Hera phải được sử dụng thận trọng trong:
- đái tháo đường có biến động lớn về giá trị đường huyết; các triệu chứng hạ đường huyết có thể bị che khuất;
- nhịn ăn nghiêm ngặt;
- đang điều trị giảm nhạy cảm. Cũng như các thuốc chẹn beta khác, bisoprolol có thể làm tăng cả độ nhạy cảm với các chất gây dị ứng và mức độ nghiêm trọng của các phản ứng phản vệ.
- block nhĩ thất độ một;
- đau thắt ngực Prinzmetal: đã quan sát thấy các trường hợp co thắt mạch vành. Mặc dù có tính chọn lọc beta1 cao, nhưng không thể loại trừ hoàn toàn các cơn đau thắt ngực khi dùng bisoprolol cho bệnh nhân bị đau thắt ngực Prinzmetal;
- bệnh tắc nghẽn động mạch ngoại biên. Các triệu chứng có thể trầm trọng hơn, đặc biệt là khi bắt đầu điều trị.
Mặc dù thuốc chẹn beta chọn lọc tim (beta1) có thể ít ảnh hưởng đến chức năng phổi hơn thuốc chẹn beta không chọn lọc, giống như tất cả các thuốc chẹn beta, nên tránh dùng thuốc này ở những bệnh nhân mắc bệnh tắc nghẽn đường thở, trừ khi có lý do lâm sàng bắt buộc phải dùng.
Ở những bệnh nhân được gây mê toàn thân, thuốc chẹn beta làm giảm tỷ lệ loạn nhịp tim và thiếu máu cục bộ cơ tim trong quá trình gây mê và đặt nội khí quản, và trong giai đoạn hậu phẫu. Hiện nay, khuyến cáo nên tiếp tục duy trì liệu pháp chẹn beta trong thời gian quanh phẫu thuật.
Bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến hoặc có tiền sử mắc bệnh vẩy nến chỉ nên dùng thuốc chẹn beta (ví dụ như bisoprolol) sau khi cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích và rủi ro.
Ở những bệnh nhân bị u tế bào ưa crôm, không được dùng bisoprolol Hera cho đến sau khi phong tỏa thụ thể alpha.
Các triệu chứng của cường giáp có thể bị che khuất khi điều trị bằng bisoprolol.
Nhìn chung, không khuyến cáo kết hợp bisoprolol với thuốc đối kháng canxi loại verapamil hoặc diltiazem, với thuốc chống loạn nhịp nhóm I và với thuốc hạ huyết áp tác dụng lên trung ương.
5. Tương tác với thuốc khác
Không khuyến cáo kết hợp Bisolon Hera với các thuốc:
- Thuốc đối kháng canxi loại verapamil và ít hơn là loại diltiazem: Ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng co bóp và dẫn truyền nhĩ-thất.
- Thuốc hạ huyết áp tác dụng lên trung ương như clonidine và các thuốc khác (ví dụ methyldopa, moxonidine, rilmenidine): Sử dụng đồng thời các thuốc hạ huyết áp tác dụng lên trung ương có thể làm suy tim nặng hơn do làm giảm trương lực giao cảm trung ương (giảm nhịp tim và lưu lượng tim, giãn mạch). Ngừng thuốc đột ngột, đặc biệt là nếu trước khi ngừng thuốc chẹn beta, có thể làm tăng nguy cơ “tăng huyết áp hồi phục”.
Các phối hợp cần thận trọng:
- Thuốc đối kháng canxi nhóm dihydropyridine (như felodipine và amlodipine): Sử dụng đồng thời có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp và không thể loại trừ nguy cơ suy giảm chức năng bơm thất ở bệnh nhân suy tim.
- Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III (như amiodarone): Có thể làm tăng tác dụng lên thời gian dẫn truyền nhĩ thất.
- Thuốc chẹn beta tại chỗ (như thuốc nhỏ mắt timolol để điều trị bệnh tăng nhãn áp) có thể làm tăng tác dụng toàn thân của bisoprolol.
- Thuốc cường phó giao cảm như tacrine hoặc carbachol: Sử dụng đồng thời có thể làm tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất và nguy cơ nhịp tim chậm.
- Insulin và thuốc chống đái tháo đường dạng uống: Làm tăng tác dụng hạ đường huyết.
- Thuốc gây mê: Làm giảm nhịp tim phản xạ nhanh và tăng nguy cơ hạ huyết áp
- Digitalis glycosides: Giảm nhịp tim, tăng thời gian dẫn truyền nhĩ-thất.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của bisoprolol.
- Thuốc cường giao cảm beta (như isoprenaline, dobutamine, orciprenaline): Kết hợp với bisoprolol Hera có thể làm giảm tác dụng của cả hai thuốc. Việc điều trị các phản ứng dị ứng có thể cần tăng liều adrenaline.
- Thuốc cường giao cảm kích hoạt cả thụ thể beta và alpha adrenergic (ví dụ noradrenaline, adrenaline): Kết hợp với bisoprolol có thể làm lộ tác dụng co mạch qua trung gian thụ thể alpha adrenergic của các thuốc này dẫn đến tăng huyết áp và làm trầm trọng thêm chứng khập khiễng cách hồi.
- Sử dụng đồng thời với thuốc chống tăng huyết áp cũng như với các thuốc khác có khả năng hạ huyết áp (như thuốc chống trầm cảm ba vòng, barbiturat, phenothiazin) có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp.
6. Dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Mang thai:
- Nhìn chung, thuốc chẹn beta làm giảm tưới máu nhau thai. Không nên sử dụng bisoprolol Hera trong thời kỳ mang thai trừ khi thực sự cần thiết.
Cho con bú:
- Người ta không biết liệu thuốc này có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Do đó, không nên cho con bú trong thời gian dùng bisoprolol.
7. Ảnh hưởng thuốc lên lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể.
8. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Bisoprolol Hera?
Khi sử dụng thuốc Bisoprolol Hera, các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm:
- Chóng mặt, đau đầu
- Nhịp tim chậm (ở những bệnh nhân suy tim mạn tính)
- Suy tim nặng hơn (ở những bệnh nhân suy tim mãn tính)
- Cảm giác lạnh hoặc tê ở tứ chi, hạ huyết áp
- Các vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón
- Suy nhược (ở những bệnh nhân suy tim mạn tính), mệt mỏi
Bảo quản, hạn sử dụng
Bảo quản nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng.
Hạn dùng 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thuốc Bisolon Hera mua ở đâu giá bao nhiêu?
Dược Phúc Minh phân phối thuốc Bisolon Hera – Uy Tín – Chính hãng – Giá tốt nhất.
Bạn cần mua thuốc Bisolon Hera? Bạn có thể đặt hàng qua số điện thoại 0969870429. Hoặc bạn có thể qua các cơ sở của chúng tôi tại Hà Nội hoặc tp Hồ Chí Minh để mua thuốc trực tiếp.
Hà Nội: 20 Cự Lộc, Thanh Xuân.
HCM: 334 Tô Hiến Thành, quận 10.
Tài liệu tham khảo: