Femistra là thuốc gì? Thuốc có công dụng như thế nào? Liều dùng và cách dùng thuốc ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết.
Tham khảo thuốc tương tự:
Thuốc Letrozsun 2.5mg Letrozole tablets mua ở đâu giá bao nhiêu?
Thuốc femara 2.5mg letrozole là thuốc gì giá bao nhiêu mua ở đâu?
Femistra là thuốc gì?
Anastrozol là một thuốc ức chế men aromatase thuộc nhóm không steroide, có tính chọn lọc cao và tác dụng mạnh. Ở phụ nữ sau mãn kinh, oesradiol được sản xuất chủ yếu từ sự chuyển đổi androstenedione sang estron nhờ phức hợp men aromatase ở các mô ngoại vi. Sau đó estron chuyển thành oestradiol. Sự giảm lượng oestradiol trong máu đã được chứng minh mang lại tác dụng có lợi cho bệnh nhân ung thư vú. Bằng cách sử dụng một xét nghiệm có độ nhạy cảm cao, người ta nhận thấy, Anastrozol với liều Img hàng ngày đã làm giảm trên 80% lượng oestradiol ở bệnh nhân sau mãn kinh. Anastrozol không có các hoạt tính kiểu progesterone, androgen hay estrogen.
Liều dùng hàng ngày của Anastrozol lên tới 10 mg cũng không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sự bài tiết cortisol hay aldosterone, được đo trước hoặc sau nghiệm pháp kích thích ACTH tiêu chuẩn. Do đó không cần phải cung cấp thêm corticoid.
Femistra là thuốc kê toa chứa hoạt chất Anastrozole. Thành phần trong thuốc bao gồm:
Hoạt chất: Anastrozole 1mg.
Đóng gói: hộp 10 viên nén.
Xuất xứ: Zydus Ấn Độ.
Công dụng của thuốc Femistra
Anastrozol được chỉ định để điều trị hỗ trợ cho phụ nữ bị ung thư vú xâm lần giai đoạn sớm.
Anastrozol được chỉ định đầu tay cho phụ nữ sau mãn kinh bị ung thư vú tiến triển tại chỗ hoặc di căn có thụ thể estrogen dương tính hoặc không rõ.
Anastrozol được chỉ định điều trị hỗ trợ cho phụ nữ sau mãn kinh bị ung thư vú tiến triển sau khi điều trị bằng tamoxifen. Bệnh nhân có thụ thể estrogen âm tính và bệnh nhân không đáp ứng với trị liệu tamoxifen trước đó rất ít khi đáp ứng với Anastrozol.
Liều dùng, cách sử dụng thuốc
Người lớn, kể cả người cao tuổi: 1 viên 1 mg uống ngày 1 lần.
Ở bệnh nhân Ung thư vú tiến triển, anastrozol nên được tiếp tục dùng trừ khi bệnh tiến triển.
Trong điều trị hỗ trợ Ung thư vú giai đoạn sớm ở phụ nữ sau mãn kinh, thời gian tối ưu dùng thuốc chưa rõ. Trong thử nghiệm lâm sàng ATAC, anastrozol được dùng trong 5 năm.
Tổn thương chức năng thận: không cần thay đổi liều lượng ở bệnh nhân có tổn thương chức năng thận nhẹ.
Tổn thương chức năng gan: không cần thay đổi liều lượng ở bệnh nhân suy gan nhẹ. Anastrozol không được nghiên cứu ở bệnh nhân suy gan nặng.
Chống chỉ định thuốc
Thuốc Femistra không sử dụng trong các trường hợp:
- Bệnh nhân tiền mãn kinh.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Bệnh nhân có tổn thương chức năng thận nặng (độ thanh thải creatinine < 20mL/phút).
- Bệnh nhân có bệnh lý gan trung bình hoặc nặng.
- Bệnh nhân quá mẫn cẩm với anastrozol hoặc các tá dược được ghi trên hộp thuốc.
Các trị liệu có chứa estrogen không nên dùng kèm với Anastrozol vì chúng có thể làm mất tác dụng được lý của thuốc.
Không điều trị cùng lúc với tamoxifen.
Cần thận trọng gì khi sử dụng thuốc Femistra?
Không nên dùng anastrozol cho bệnh nhân nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Nên tránh việc dùng đồng thời tamoxifen hoặc các phác đồ chứa estrogen khác với anastrozol vì có thể gây mất tác dụng dược lý của anastrozol.
Tác động lên mật độ khoáng của xương
Vì anastrozol làm giảm lượng estrogen trong vòng tuần hoàn, nó có thể dẫn tới tình trạng giảm mật độ khoáng của xương và có thẻ làm gia tăng nguy cơ gay xương. Phụ nữ bị loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương nên được đánh giá chính thức mật độ xương bằng máy đo mật độ xương, như là máy quét DEXA, trước khi bắt đầu điều trị bằng Anastrozol và định kỳ sau đó. Việc điều trị hoặc dự phòng bệnh loãng xương nên được bắt đầu khi thích hợp và theo dõi cẩn thận.
Suy giảm chức năng gan
Điều trị với anastrozol chưa được nghiên cứu ở những bệnh nhân ung thư vú suy gan vừa và nặng. Bệnh nhân suy gan có thể bị tăng mức độ phơi nhiễm với anastrozol. Sử dụng anastrozol ở những bệnh nhân suy gan nên được tiến hành một cách cẩn thận và nên dựa trên đánh giá cân nhắc giữa nguy cơ lợi ích của từng trường hợp cụ thể.
Suy giảm chức năng thận
Việc sử dụng anastrozol với những bệnh nhân suy giảm chức năng thận nặng chưa được nghiện cứu. Việc phơi nhiễm với thuốc là không tăng lên ở những bệnh nhân suy thận nặng (mức lọc câu thận <30ml/phút. Với bệnh nhân suy thận nặng, việc điều trị với anastrozol cần được tiền hành một cách thận trọng.
Bệnh nhân nhi
Không nên dùng Anastrozol cho trẻ em vì chưa xác định được tính an toàn và hiệu quả ở nhóm bệnh nhân này.
Tương tác thuốc cần chú ý
Những nghiên cứu về tương tác thuốc trên lâm sàng với antipyrine và cimetidine cho thấy rằng sử dụng chung Anastrozol với các thuốc khác không gây ra các tương tác thuốc, qua trung gian cytocrome P450, đáng kể trên lâm sàng.
Cơ sở đữ liệu về tính an toàn trong các nghiên cứu lâm sàng không cho thấy có bằng chứng nào về tương tác thuốc đáng kể trên lâm sàng ở các bệnh nhân được điều trị bằng Anastrozol đã sử dụng các thuốc thường được kê toa khác.
Không nên dùng đồng thời các liệu pháp có estrogen với Anastrozol vì chúng có thể làm mất tác dụng dược lý của Anastrozol.
Không dùng raloxifen và tamoxifen cùng lúc với anastrozol vì có thể gây giảm tác dụng của anastrozol.
Trong một nghiên cứu trên 6 tình nguyện viên nam cho thấy anastrozol không làm ảnh hưởng tới sinh khả dụng, nông độ đỉnh huyết tương và hoạt tính chông đông máu của wafarin.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Thai kỳ
Không có dữ liệu về việc sử dụng anastrozole ở phụ nữ có thai. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy độc tính sinh sản. Chống chỉ định dùng Anastrozole trong thời kỳ mang thai.
Cho con bú
Không có dữ liệu về việc sử dụng Anastrozole trong thời kỳ cho con bú. Chống chỉ định dùng Anastrozole trong thời kỳ cho con bú.
Khả năng sinh sản
Tác dụng của anastrozole trên khả năng sinh sản ở người chưa được nghiên cứu. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy độc tính sinh sản.
Ảnh hưởng thuốc lên lái xe và vận hành máy móc
Anastrozol không làm giảm khả năng lái xe và vận hành máy của bệnh nhân. Tuy nhiên, suy nhược và buồn ngủ đã được ghi nhận khi sử dụng Anastrozol và cần phải thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy trong khi vẫn còn các triệu chứng trên.
Tác dụng phụ của thuốc Femistra?
Khi sử dụng thuốc Femistra, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ bao gồm:
Toàn thân: Suy nhược, đau lưng, nhức đầu, đau bụng, nhiễm trùng, hội chứng cúm.
Hệ cơ-xương, mô liên kết và xương: Đau/cứng khớp, thường ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Viêm khớp, loãng xương, đau xương, gãy xương.
Hệ sính sản và tuyến vú: Khô âm đạo, thường ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.
Da và mô dưới da: Tóc thưa, thường ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Nổi mẩn, thường ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.
Hệ tiêu hóa: Buồn nôn, thường ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Tiêu chảy, thường ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Táo bón, rối loạn tiêu hóa.
Gan mật: tăng alkaline phosphatase, alanine aminotransferase và aspartate aminotransferase.
Hệ thần kinh: Nhức đầu, trầm cảm, chóng mặt, lo âu, di cảm.
Thuốc Femistra giá bao nhiêu?
Thuốc Femistra 1mg anatrozole có giá khác nhau từng thời điểm. Liên hệ 0969870429 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Thuốc Femistra mua ở đâu?
Dược Phúc Minh phân phối thuốc Femistra – Uy Tín – Chính hãng – Giá tốt nhất.
Bạn cần mua thuốc Femistra? Bạn có thể đặt hàng qua số điện thoại 0969870429. Hoặc bạn có thể qua các cơ sở của chúng tôi tại Hà Nội hoặc tp Hồ Chí Minh để mua thuốc trực tiếp.
Hà Nội: 20 Cự Lộc, Thanh Xuân.
HCM: 334 Tô Hiến Thành, quận 10.
Tài liệu tham khảo:
https://go.drugbank.com/drugs/DB01217