DuoPlavin là thuốc gì? Thuốc có công dụng như thế nào? Liều dùng và cách dùng thuốc ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết.
DuoPlavin là thuốc gì?
- Hội chứng mạch vành cấp, không có đoạn ST chênh lệch ( đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim không có sóng Q) kể cả những bệnh nhân đang được đặt stent sau khi can thiệp mạch vành qua da.
- Nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên trên bệnh nhân được điều trị nội khoa đủ điều kiện để dùng liệu pháp tiêu sợi huyết.
- Hoạt chất chính: Clopidogrel và Acid acetylsalicylic. Mỗi viên chứa 75mg Clopidogrel và 100mg acid acetylsalicylic.
- Đóng gói: hộp 3 vỉ x 10 viên nén bao phim. DuoPlavin 75mg/100mg là viên nén bao phim hình bầu dục, hai mặt hơi lồi, màu hồng sáng, có khắc C75 ở một mặt và A100 ở mặt kia.
- Xuất xứ: Sanofi.
Liều dùng, cách sử dụng thuốc DuoPlavin
Liều dùng:
Nên dùng DuoPlavin mỗi ngày một liều duy nhất 5mg/100mg.
DuoPlavin đươc dùng sau khi đã khởi trị Clopidogrel và ASA riêng lẻ.
- Trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp, không có đoạn ST chênh lệch ( đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim không có sóng Q): Thời gian điều trị tối ưu chưa được xác định chính thức. Dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng ủng hộ việc sử dụng lên đến 12 tháng, và lợi ích tối đa được nhận thấy sau 3 tháng. Nếu ngừng DuoPlavin, bệnh nhân vẫn có thể nhận được lợi ích khi tiếp tục dùng một trong 2 thuốc kháng tiểu cầu.
- Trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên: Nên bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt sau khi khởi phát triệu chứng và tiếp tục điều trị ít nhất 4 tuần lễ. Lợi ích của việc phối hợp Clopidogrel với ASA ngoài phạm vi 4 tuần chưa được nghiên cứu trong bệnh cảnh này. Nếu ngưng DuoPlavin, bệnh nhân vẫn có thể được hưởng lợi nếu tiếp tục dùng một trong 2 thuốc kháng tiểu cầu.
Nếu quên uống 1 liều:
- Trong vòng chưa quá 12h sau giờ uống thuốc thường lệ: bệnh nhân nên dùng ngay một liều rồi sau đó uống liều kế tiếp vào thường lệ.
- Nếu đã quá 12h: bệnh nhân nên uống liều kế tiếp vào giờ thường lệ mà không được tăng liều gấp đôi.
TRẻ em:
Tính an toàn và hiệu quả của DuoPlavin trên trẻ em và thiếu niên dưới 18 tuổi chưa được chứng minh. DuoPlavin không được khuyên dùng trên các đối tượng này.
Cách dùng
Dùng đường uống.
Có thể dùng thuốc khi đói hoặc no.
Chống chỉ định của thuốc DuoPlavin
Vì sự hiện diện của 2 thành phần, không sử dụng thuốc DuoPlavin trong các trường hợp:
- Quá mẫn với các thành phần hoạt chất hay bất cứ tá dược nào của thuốc.
- Suy gan nặng
- Xuất huyết bệnh lý đang hoạt động như loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết nội sọ.
Ngoài ra, vì có sự hiện diện của ASA, nên thuốc cũng bị chống chỉ định trong:
- Quá mẫn với thuốc kháng viêm không Steroid NSAIDs và hội chứng hen, viêm mũi, po lyp mũi. Bệnh nhân có bệnh lý dưỡng bào tự trước, mà việc sử dụng ASA ở họ có thể gây ra phản ứng quá mẫn nặng.
- Suy thận nặng
- Ba tháng cuối thai kỳ.
Cần thận trọng gì khi sử dụng thuốc DuoPlavin?
Cháy máu và các rối loạn huyết học:
Vì nguy cơ chảy máu và các bất lợi huyết học, nên xem xét thực hiện ngay xét nghiệm đếm tế bào máu và/ hoặc các xét nghiệm thích hợp khác mỗi khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng gợi ý xuất huyết trong quá trình điều trị. Vì là thuốc kháng tiểu cầu kép, nên thận trọng khi dùng DuoPlavin trên bệnh nhân có thể bị tăng nguy cơ chảy máu do chấn thương, phẫu thuật hoặc các tình trạng bệnh lý khác và trên bệnh nhân đang điều trị với các thuốc NSAIDs khác, bao gồm thuốc ức chế COX-2, heparin, thuốc ức chế glycoprotein IIb/IIIa, các thuốc ức chế tái hấp thu seretonin có chọn lọc SSRIs, thuốc tiêu sợi huyết hoặc các thuốc kết hợp tăng nguy cơ xuất huyết như là pentoxifylline.
Phải theo dõi kỹ mọi dấu hiệu của xuất huyết trên bệnh nhân, kể cả chảy máu ẩn, đặc biệt là trong tuần đầu điều trị và/ hoặc sau các thủ thuật hoặc phẫu thuật tim xâm lấn. Việc sử dụng đồng thời DuoPlavin với các thuốc chống đông khác không được khuyến nghị vì có thể làm tăng cường độ chảy máu.
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP = thrombotic thrombocytopenic purpura)
TTP đã được báo cáo trong một số rất hiếm trường hợp sau khi dùng clopidogrel, đôi khi sau một phơi nhiễm ngắn. Đặc điểm của tình trạng bệnh lý này là giảm tiểu cầu và thiếu máu tan huyết do bệnh lý vi mạch kết hợp với các dấu hiệu thần kinh, rối loạn chức năng thận hoặc sốt. TTP là một bệnh có tiềm năng tử vong cần điều trị kịp thời kể cả lọc huyết tương.
Bệnh máu khó đông mắc phải
Bệnh máu khó đông mắc phải đã được báo cáo sau khi sử dụng clopidogrel. TRong trường hợp kéo dài thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần được phân lập xác định đi kèm hoặc không kèm chảy máu, cần cân nhắc đến bệnh máu khó đông mắc phải. Bệnh nhân nên có chuẩn đoán xác định bệnh máu khó đông mắc phải cần được xử lý và điều trị bởi các chuyên giá, và nên ngưng sử dụng clopidogrel.
Cơn thiếu máu thoáng qua hoặc đột quỵ gần đây
Trên bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ não thoáng qua hoặc đột quỵ có nguy cơ cao tái phát tai biến thiếu máu cục bộ, phối hợp ASA và clopidogrel được chứng minh là làm tăng xuất huyết nặng. Do đó, việc phối hợp thuốc như thế nào cần được thực hiện thận trọng ngoài những tình huống lâm sàng mà phối hợp thuốc đã được chứng minh là có lợi.
Thận trọng cần thiết vì có ASA
- Trên bệnh nhân có tiền sử hen suyễn hoặc rối loạn dị ứng vì họ có nguy cơ cao quá mẫn.
- Trên bệnh nhân thống phong vì liều thấp ASA làm tăng nồng độ urat.
- TRên trẻ em dưới 18 tuổi vì có thể có sự kết hợp giữa ASA và hội chứng Reye. Hội chứng Reye là bệnh rất hiếm gặp nhưng có nguy cơ gây tử vong.
- Thuốc nên được sử dụng dưới sự giám sát chặt chẽ ở bệnh nhân bị thiếu hụt men gan G6DP do nguy cơ chứng tan huyết.
- Rượu có thể làm tăng nguy cơ tổn thương đường tiêu hóa khi dùng kèm với ASA. Bệnh nhân nên được tư vấn về nguy cơ tổn thương và xuất huyết đường tiêu hóa khi dùng clopidogrel kèm ASA chung với rượu, đặc biệt nếu uống rượu dài ngày hoặc nghiên rượu nặng.
Đường tiêu hóa
Nên thận trọng khi sử dụng DuoPlavin trên bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày hoặc xuất huyết dạ dày – tá tràng hoặc có các triệu chứng ở đường tiêu hóa trên nhẹ vì đó có thể là loét dạ dày và có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày. Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra ở đường tiêu hóa bao gồm đa dạ dày, ợ nóng, buồn nôn, ói mửa, và xuất huyết tiêu hóa.
Sử dụng DuoPlavin cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ có thai
Hiện không có số liệu lâm sàng về việc phơi nhiễm DuoPlavin trong thai kì. Không nên dùng DuoPlavin trong ba tháng đầu và ba tháng giữa thai kì trừ khi tình trạng lâm sàng của thai phụ đòi hỏi cần điều trị với clopidogrel / ASA.
Vì sự hiện diện cảu ASA, DuoPlavin bị chống chỉ định trong 3 tháng cuối thai kì.
Nuôi con bằng sữa mẹ
Không rõ Clopidogrel có được tiết vào sữa mẹ hay không. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy có sự bài tiết clopidogrel trong sữa. ASA được biết là tiết trong sữa mẹ với liều lượng hạn chế. Nên ngừng không cho con bú trong thời gian sử dụng DuoPlavin.
Khả năng sinh sản
Không có dữ liệu về khả năng sinh sản với DuoPlavin. Không có bằng chứng cho thấy clopidogrel ảnh hưởng đến khả năng sính sản trong các nghiên cứu trên động vật. Không rõ ASA có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không.
Ảnh hưởng thuốc đối với lái xe và vận hành máy móc
Một số tác dụng không mong muốn như chóng mặt có thể xảy ra, nên thận trọng những trường hợp này.
Tương tác thuốc nào cần chú ý khi sử dụng DuoPlavin?
Thuốc liên quan đến nguy cơ xuất huyết:
Nguy cơ xuất huyết tăng cao do tác động hỗ trợ tiềm năng. Nên thận trọng đối với việc dùng cùng lúc các thuốc liên quan đến nguy cơ xuất huyết.
Thuốc kháng đông dạng uống
Việc sử dụng đồng thời DuoPlavin với các thuốc kháng đông dạng uống không được khuyến nghị vì có thể làm tăng mức độ chảy máu.
Thuốc ức chế glycoprotein IIb / IIIa
Nên thận trọng khi dùng DuoPlavin trên bệnh nhân đang điều trị đồng thời với các thuốc ức chế glycoprotein IIb/IIIa
Heparin
Trong một nghiên cứu lâm sàng được thực hiện trên người khỏe mạnh, clopidogrel không nhất thiết làm thay đổi liều heparin hoặc ảnh hưởng đến tác dụng cua heparin trên sự đông máu. Dùng chung với heparin không ảnh hưởng gì đến sự ức chế kết tập tiểu cầu do clopidogrel gây ra. Có thể có một tương tác dược lực học giữa DuoPlavin và Heparin, dẫn đến tăng nguy cơ chảy máu. Do đó phải thận trọng khi sử dụng đồng thời hai thuốc này.
Tác dụng phụ của thuốc DuoPlavin
Khi sử dụng thuốc DuoPlavin, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ bao gồm:
Thường gặp:
- Tụ máu
- Chảy máu cam
- Xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu
- Bầm máu
- Chảy máu tại chỗ tiêm
Ít gặp:
- Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính
- Xuất huyết nội sọ, nhức đầu, dị cảm, choáng váng
- Chảy máu mắt ( kết mạc, nhãn cầu, võng mạc)
- Loét dạ dày và loét tá tràng, viêm dạ dày, ói mửa, buồn nôn, táo bón, đầy hơi
- Nổi mẩn ngứa, chảy máu dưới da
- Tiểu máu
- Thời gian chảy máu kéo dài.
Thuốc DuoPlavin giá bao nhiêu?
Thuốc DuoPlavin được Nhà thuốc Phúc Minh phân phối với giá 780.000đ/ hộp. Liên hệ 0969870429 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Thuốc DuoPlavin mua ở đâu?
Dược Phúc Minh phân phối thuốc DuoPlavin – Uy Tín – Chính hãng – Giá tốt nhất.
Bạn cần mua thuốc DuoPlavin? Bạn có thể đặt hàng qua số điện thoại 0969870429. Hoặc bạn có thể qua các cơ sở của chúng tôi tại Hà Nội hoặc tp Hồ Chí Minh để mua thuốc trực tiếp.
Hà Nội: 20 Cự Lộc, Thanh Xuân.
HCM: 334 Tô Hiến Thành, quận 10.
Tài liệu tham khảo:
https://www.ema.europa.eu/en/medicines/human/EPAR/duoplavin-0