Thuốc Orib hoạt chất Sorafenib điều trị ung thư ga, ung thư tuyến giáp và ung thư thận. Thuốc được dùng như thế nào, cách dùng ra sao, cần thận trọng gì khi sử dụng thuốc? hãy cùng tham khảo bài viết.
Tham khảo thêm thuốc:
Thuốc Sorafenat Sorafenib 200mg giá bao nhiêu mua ở đâu?
Thuốc Nexavar 200mg Sorafenib giá bao nhiêu mua ở đâu?
Thuốc Orib là thuốc gì?
Orib là thuốc Generic của thuốc Nexavar Bayer, đã được cấp phép và sản xuất bởi công ty Dược Phẩm Hetero Ấn Độ. Thuốc có chi phí thấp phù hợp với liệu trình điều trị của bệnh nhân.
Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân ung thư gan, ung thư giáp hay ung thưu thận.
Thành phần thuốc bao gồm:
Hoạt chất: Sorafenib 200mg
Quy cách: Hộp 30 viên.
Xuất xứ: Hetero Ấn Độ.
Công dụng của thuốc Orib
Thuốc Orib được dùng trong các trường hợp:
- ung thư biểu mô tế bào gan
- ung thư biểu mô tế bào thận tiến triển, những người đã thất bại trước liệu pháp điều trị dựa trên interferon-alpha hoặc interleukin-2 hoặc được coi là không phù hợp với liệu pháp đó.
- ng thư biểu mô tuyến giáp tiến triển, tiến triển tại chỗ hoặc di căn, biệt hóa (nhú / nang / tế bào Hürthle), không chịu được iốt phóng xạ.
Cơ chế tác dụng của Sorafenib bao gồm:
Sorafenib là thuốc ức chế tăng trưởng tế bào ung thư. Nó hoạt động theo hai cách.
- Ức chế tín hiệu cho biết các tế bào ung thư phát triển
- Ngăn chặn các tế bào ung thư hình thành các mạch máu mới, mà chúng cần để có thể phát triển.
Sorafenib tương tác với nhiều tế bào nội bào (CRAF, BRAF và BRAF đột biến) và kinase bề mặt tế bào (KIT, FLT-3, VEGFR-2, VEGFR-3 và PDGFR-ß).
Một vài trong số các kinase này được cho là có liên quan đến sự hình thành mạch, do đó sorafenib làm giảm lưu lượng máu đến khối u.
Sorafenib là duy nhất trong việc nhắm mục tiêu con đường Raf / Mek / Erk. Bằng cách ức chế các kinase này, phiên mã di truyền liên quan đến sự tăng sinh tế bào và sự hình thành mạch bị ức chế.
Sorafenib giúp kéo dài thời gian sống của bệnh nhân ung thư sau khi đã hóa xạ trị.
Liều dùng, cách dùng thuốc Orib
Cách dùng :
Thuốc viên dùng theo đường uống. Nuốt viên thuốc kèm theo một ít nước.
Liều dùng:
Liều khuyên dùng: Liều khuyên dùng hàng ngày của sorafenib là 400 mg (2 viên x 200 mg) uống 2 lần một ngày, có thể uống không kèm thức ăn hoặc uống cùng bữa ăn có tỉ lệ mỡ thấp hoặc vừa.
Thời gian điều trị: Cần điều trị liên tục cho đến khi bệnh nhân không thể nhận được những lợi ích lâm sàng từ liệu pháp này hoặc cho đến khi xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc không thể chấp nhận được.
Dò liều, chỉnh liều, những khuyên dùng đặc biệt: Khi nghi ngờ xảy ra phản ứng có hại của thuốc có thể cần dừng thuốc tạm thời hoặc giảm liều dùng của sorafenib. Trong trường hợp cần thiết phải giảm liều dùng, liều sorafenib nên giảm xuống 2 viên 200 mg uống ngày 1 lần (xem mục Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng).
Thận trọng khi sử dụng Sorafenib
Ngưng sử dụng và hỏi ý kiến của bác sĩ nếu sử dụng thuốc Orib gặp các tính trạng sau:
- Độc tính trên da: Bao gồm phản ứng đỏ da tay và chân và phát ban.
- Tăng huyết áp: Sử dụng sorafenib có thể làm tăng huyết áp có thể ở mức độ nhẹ và vừa. Trường hợp nặng nên chấm dứt sử dụng sorafenib
- Xuất huyết: Tăng nguy cơ chảy máu trong quá trình điều trị với sorafenib. Nên dừng sử dụng sorafenib nếu chảy máu liên tục.
- Tương tác với Warfarin: Chảy máu bất thường hoặc gia tăng tỉ số INR khi dùng warfarin đồng thời với sorafenib.
- Những biến chứng trong giai đoạn lành vết thương: Ở những bệnh nhân sau phẫu thuật, nên tạm thời ngừng sử dụng sorafenib vì những lý do cần trọng.
- Thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu cơ tim: Nên cân nhắc ngừng sử dụng tạm thời hoặc vĩnh viễn sorafenib đối với những bệnh nhân tiền triển thiếu máu cục bộ và/hoặc nhồi máu cơ tim.
- Kéo dài khoảng QT: Nexavar làm kéo dài khoảng QT có thể dẫn đến gia tăng nguy cơ nhịp nhanh thất.
- Thủng đường tiêu hóa: Tuy là biến cố hiếm xảy ra nhưng vẫn ghi nhận là có xuất hiện.
- Suy gan: Nexavar chủ yếu đào thải qua gan nên cần lưu ý thận trọng.
- Hạ calci máu: Sự ức chế hormon TSH ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa.
Tác dụng phụ của thuốc Orib
Tác dụng phụ phổ biến của thuốc orib bao gồm:
- Phát ban
- Hội chứng tay – chân (Palmar-plantar erythrodysesthesia hay PPE) – phát ban da, sưng, đỏ, đau và / hoặc bong tróc da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Thường nhẹ, bắt đầu từ 5-6 tuần sau khi bắt đầu điều trị. Có thể yêu cầu giảm liều lượng thuốc.
- Tiêu chảy
- Mệt mỏi
Tác dụng phụ ít phổ biến hơn bao gồm:
- Cao huyết áp (đặc biệt trong 6 tuần đầu điều trị)
- Rụng tóc (mỏng hoặc rụng tóc từng mảng)
- Buốn nôn
- Ngứa
- Giảm số lượng bạch cầu, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Kém ăn, nôn mửa, đau bụng, giảm cân
- Đau đầu, đau xương, cơ, khớp
- Xuất huyết tiêu hó
- Khó thở
- Táo bón
- Tê, ngứa ran hoặc đau ở bàn tay và bàn chân
Không phải tất cả các tác dụng phụ được liệt kê ở trên. Một số trường hợp hiếm gặp (xảy ra với dưới 10% bệnh nhân) không được liệt kê ở đây. Tuy nhiên, bạn phải luôn thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
Tương tác thuốc
Các chất cảm ứng hoạt động của CYP3A4 (ví dụ: Hypericum perforatum cũng được biết như St.John wort, phenytoin, carbamazepine, phenobarbital và dexamethasone) có thể làm tăng chuyển hóa của sorafenib và do đó làm giảm nồng độ sorafenib. Sử dụng liên tục đồng thời sorafenib và rifampicin có thể gây giảm trung bình 37% diện tích dưới đường cong của sorafenib.
Thuốc ức chế CYP3A4: Ketoconazole, một ức chế khá mạnh của CYP3A4, được dùng mỗi ngày một lần trong 7 ngày cho các tình nguyện nam khỏe mạnh không làm thay đổi diện tích dưới đường cong AUC của một liều đơn 50 mg sorafenib duy nhất. Do đó, dường như không có các tương tác dược lý lâm sàng của sorafenib và chất ức chế CYP3A4.
Các cơ chất CYP2C9: Tác dụng của sorafenib tới warafin, một cơ chất CYP2C9, đã được đánh giá trên các bệnh nhân điều trị với sorafenib khi so sánh với nhóm dùng giả dược. Điều trị đồng thời sorafenib và warfarin không làm thay đổi nồng độ PT-INR khi so sánh với dùng giả dược. Tuy nhiên bệnh nhân khi sử dụng warfarin phải kiểm tra INR đều đặn (xem mục Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng).
Sử dụng Orib cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Thai kỳ
Không có dữ liệu về việc sử dụng sorafenib ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy độc tính sinh sản bao gồm cả dị tật . Ở chuột, sorafenib và các chất chuyển hóa của nó đã được chứng minh là có thể đi qua nhau thai và sorafenib được dự đoán là có thể gây ra các tác dụng có hại cho thai nhi. Thuốc Orib không nên dùng trong thời kỳ mang thai trừ khi thật cần thiết, sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng nhu cầu của người mẹ và nguy cơ đối với thai nhi.
Phụ nữ có khả năng sinh đẻ phải sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả trong quá trình điều trị.
Cho con bú
Người ta không biết liệu sorafenib có được bài tiết qua sữa mẹ hay không. Ở động vật, sorafenib và / hoặc các chất chuyển hóa của nó được bài tiết qua sữa. Vì sorafenib có thể gây hại cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh, phụ nữ không được cho con bú trong thời gian điều trị bằng Orib.
Khả năng sinh sản
Kết quả từ các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng sorafenib có thể làm giảm khả năng sinh sản của nam và nữ.
Ảnh hưởng lên lái xe và vận hành máy móc
Không có nghiên cứu nào về ảnh hưởng đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc đã được thực hiện. Không có bằng chứng cho thấy sorafenib ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc.
Thuốc Orib 200mg Sorafenib giá bao nhiêu mua ở đâu?
Thuốc Orib được nhathuocphucminh phân phối chính hãng tại Hà Nội, HCM và các tỉnh thành trên toàn quốc. Nếu cần mua thuốc, bạn có thể đặt hàng của chúng tôi qua số điện thoại: 0969870429. Hoặc bạn có thể qua các cơ sở của chúng tôi tại Hà Nội hoặc tp Hồ Chí Minh để mua hàng.
Hà Nội: ngõ 20 Cự Lộc, Thanh Xuân
HCM: 284 Lý Thường Kiệt, quận 11
Giá thuốc Orib chính hãng
Thuốc Orib 200mg Sorafenib Tablets thông thường có giá 3.000.000đ/hộp. Liên hệ 0969870429 để đặt hàng. Chúng tôi có hỗ trợ ship hàng toàn quốc cho bạn.
Tài liệu tham khảo:
https://www.drugs.com/mtm/sorafenib.html