Thuốc tiêm Adrenalin là thuốc gì? Thuốc có công dụng như thế nào? Liều dùng và cách dùng thuốc ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết.
Adrenalin là thuốc gì?
Epinephrine, còn được gọi là adrenaline, là một loại hormone và chất dẫn truyền thần kinh và được sản xuất bởi tuyến thượng thận, cũng có thể được sử dụng như một loại thuốc do các chức năng quan trọng khác nhau của nó. Mặc dù nó đã được sử dụng từ lâu để điều trị các phản ứng quá mẫn, nhưng epinephrine ở dạng ống tiêm tự động (EpiPen) đã có mặt từ năm 1987 tại Hoa Kỳ. Nhiều sản phẩm/thuốc tương tự sinh học mới và lộ trình liều lượng đã được phê duyệt dưới nhiều tên gọi khác nhau trong vài thập kỷ qua. Vào ngày 16 tháng 8 năm 2018, Teva Pharmaceuticals USA đã được chấp thuận đưa ra thị trường loại thuốc tiêm tự động epinephrine chung loại 0,3 mg và 0,15 mg điểm mạnh. Các đường phân phối liều lượng của epinephrine bao gồm tiêm tĩnh mạch, hít, xông khí dung, tiêm bắp và tiêm dưới da.
Nói chung, cách sử dụng phổ biến nhất của Adrenalin ngoài đường tiêu hóa là làm giảm tình trạng suy hô hấp do co thắt phế quản, giúp giảm nhanh các phản ứng quá mẫn (phản vệ hoặc phản vệ) đối với thuốc, huyết thanh động vật và các chất gây dị ứng khác, đồng thời kéo dài tác dụng của thuốc gây mê thẩm thấu. Ngoài các chức năng trên, Adrenalin là loại thuốc chính được sử dụng trong quá trình hồi sức tim phổi (CPR) để đảo ngược tình trạng ngừng tim. Nó có thể được sử dụng trong các trường hợp nghiêm trọng của bệnh croup.
Công dụng của thuốc tiêm Adrenalin 1mg/ml
Việc chỉ định và sử dụng adrenalin phải do thầy thuốc có kinh nghiệm thực hiện.
- Hồi sức tim phối
- Cấp cứu choáng phản vệ và choáng dạng phản vệ (có giãn mạch hệ thống và cung lượng tim thấp)
- Cơn hen ác tính (phối hợp với các thuốc khác như glucocorticoid, salbutamol)
- Glôcôm góc mở tiên phát.
Liều dùng, cách sử dụng thuốc
Liều lượng phải được tính toán theo mức độ nặng nhẹ và theo đáp ứng của từng người bệnh.
Một số liều dùng tham khảo:
Choáng phản vệ:
Adrenalin là thuốc ưu tiên lựa chọn đề điều trị choáng phản vệ. Liều ban đầu nên dùng ở người lớn là tiêm dưới da hoặc tiêm bắp từ 0,3 đến 0,5 ml dung dich 1:1000, cứ 20 hoặc 30 phút tiêm nhắc lại một lần. Nếu tiêm bắp hoặc tiêm dưới da không có tác dụng, thì phải dùng đường tĩnh mạch; liều tiêm tĩnh mạch là từ 3 đến 5 ml dung dịch nồng độ 1:10000; các lần cách nhau từ 5 đến 10 phút. Nếu trụy tìm mạch nặng thì phải tiêm trực tiếp adrenalin vao tim. Trong trường hợp sốc, khó thở nặng hay khi có cản trở ở đường hô hấp thì nên dùng đường tĩnh mạch.
Ngừng tim
Adrenalin là thuốc ưu tiên để điều trị ngừng tim. Liều thường được khuyên dùng là tiêm tĩnh mạch từ 0,5 đến 1 mg, cách nhau từ 3 đến 5 phút. Với người đã bị ngừng tim trước khi vào viện thì có khi phải dùng liều cao hơn nhiều (tới 5 mg tiêm tĩnh mạch). Có thê truyền adrenalin liên tục (0,2 đến 0,6 mg/phút), nếu cần thiết. Cũng có thê tiêm thăng vào tim 0,1 – 1,0 mg adrenalin pha trong vài ml dung dịch muối hay dung dịch glucose đăng trương. Tiêm adrenalin vào tĩnh mạch, vào khí quản hay vào tim có tác dụng tốt trong điều trị ngừng tim do rung thất. Adrenalin chủ yếu được sử dụng trong trường hợp điều trị rung thất bằng sốc điện thất bại. Liều khuyên dùng ở trẻ em là 7 – 27 microgam/kg (trung bình là 10 microgam/kg).
Sốc nhiễm khuẩn
Trong trường hợp điều trị sốc nhiễm khuẩn nặng bằng truyền dịch, truyền dopamin một mình hoặc kết hợp với dobutamin bị thất bại, thì truyền adrenalin vào tĩnh mạch (0,5 đến 1 microgam/kg/phút) có thê có kết quả tốt.
Cơn hen phế quản nặng
Adrenalin là thuốc hay được dùng nhất để điều trị cơn hen cấp, do thuốc có tác dụng nhanh và làm giảm phù nề phế quản nên góp phần cải thiện dung tích sống. Adrenalin tiêm dưới da thường có tác dụng ngay tức khắc, nhưng vì tác dụng ngắn nên cứ 20 phút lại phải tiêm lại. Tiêm nhiều liều adrenalin dưới da có thể duy trì tác dụng của liều tiêm đầu tiên mà không gây tích lũy thuốc.
Liều 0,5 mg adrenalin tiêm dưới da được coi là liều tối ưu để điều trị cơn hen cấp tính tốt, mà lại tác động ít nhất lên hệ tim – mạch. Không nên coi tăng huyết áp và tỉm nhanh là chống chỉ định đối với dùng adrenalin liều này, nếu người bệnh không bị bệnh tăng huyết áp hay bệnh tim từ trước.
Thở khò khè ở trẻ nhỏ
Adrenalin tiêm dưới da có tác dụng tốt để điều hòa cơn khó thở rít ở trẻ dưới 2 tuổi. Adrenalin (I1 mg/1 ml) được tiêm với liều 0,01 ml/kg.
Chảy máu đường tiêu hóa trên
Tiêm adrenalin qua nội soi có tác dụng tốt dé điều trị các vết loét chảy máu ở người bệnh bị chảy máu đường tiêu hóa trên, Tiêm 0,5 ml dung dịch adrenalin (1:10.000) chia làm nhiều mũi vào giữa và xung quanh ổ chảy máu cho đến khi máu ngừng chảy.
Dương vật cương đau (priapism)
Tiêm riêng adrenalin vào dương vật hay kết hợp với tiêm bắp leuprolid có tác dụng điều trị cơn đau dương vật. Tiêm vào dương vật 20 ml adrenalin 1:1.000.000 trong dung dịch natri clorid 0,9%, vừa tiêm, vừa hút ra.
Chống chỉ định thuốc
- Người bệnh bị gây mê bằng cyclopropan, halothan hay các thuốc mê nhóm halothan vì có thể gây ra rung thât.
- Người bệnh bị cường giáp chưa được điều trị ổn định.
- Người bệnh bị bệnh tim mạch nặng, tăng huyết áp.
- Người bệnh bí đái do tắc nghẽn.
- Người bệnh bị glôcôm góc hẹp, người bệnh có nguy cơ bị glôcôm góc đóng.
Cần thận trọng gì khi sử dụng thuốc tiêm Adrenalin?
Cắm tuyệt đối tiêm adrenalin chưa được pha loãng vào tĩnh mạch.
Ở người bệnh quá nhạy cảm với adrenalin, nhất là người bị cường giáp.
Ở người bệnh mắc các bệnh tim mạch (thiếu máu cục bộ cơ tim, loạn nhịp hay nhịp nhanh, bệnh mạch máu có tắc nghẽn (xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, phình động mạch). Đau ngực ở người bệnh đã có cơn đau thắt ngực.
Người bệnh bị đái tháo đường hay bị glôcôm góc hẹp.
Người bệnh đang dùng glycosid tim, quinidin, thuốc chống trầm cảm ba vòng.
Nhỏ mũi quá nhiều adrenalin có thể gây ra phản ứng sung huyết trở lại và tăng chảy nước mũi.
Không được nhỏ dung dịch adrenalin vàomắt người bệnh bị glôcôm góc hẹp hoặc người bệnh có nguy cơ bị glôcôm góc đóng.
Tương tác thuốc cần chú ý
Adrenalin và các thuốc chẹn befa: Tác dụng làm tăng huyết áp của adrenalin tăng lên một cách đáng kể ở người bệnh dùng thuốc chẹn beta không chọn lọc như propranolol. Có thể xảy ra phản ứng tăng huyết áp và/ hoặc chậm nhịp tim đáng kể, nguy hiểm tới tính mạng. Không được dùng thuốc ức chế beta không chọn lọc (như propranolol) cho người bị hen, vì có thể gây ra co thắt phế quản.
Adrenalin và các thuốc ức chế mono amino oxydase (MAO): Tác dụng làm tăng huyết áp của adrenalin có thể không thay đổi hoặc chỉ thay đổi ít ở người bệnh có dùng thuốc ức chế MAO.
Adrenalin và các thuốc gây mê: Người bệnh bị gây mê bằng các thuốc mê bay hơi (cyclopropan, enfluran, halothan, isofluran, fluroxen, methoxyfluran, diethyl ether) có nguy cơ bị loạn nhip tim nếu dùng adrenalin, trừ khi với liều rất nhỏ. Liều adrenalin không được quá 1 microgam/kg/30 phút nếu có dùng halothan; không được quá 3 microgam/kg/30 phút nếu dùng enfluran hay isofluran để đề phòng loạn nhịp thất. Trẻ em ít bị hơn.
Adrenalin và các alkaloid của Rauwolfia: Khi có các alkaloid của Rauwolfa, thì tác dụng tăng huyết áp của adrenalin hơi tăng lên.
Adrenalin và các thuốc chống trầm cảm ba vòng: Người bệnh được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm ba vòng có đáp ứng rất mạnh khi được tiêm adrenalin (tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim…). Ngay các thuốc gây tê tại chỗ có adrenalin cũng không nên dùng cho những người bệnh này.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai
Adrenalin đi qua nhau thai và vào vòng tuần hoàn thai nhi với một lượng rất ít. Người ta không cho rằng nó có tác dụng gây dị dạng thai nhi ở người.
Cho con bú
Adrenalin được coi là an toàn đối với người cho con bú.
Ảnh hưởng thuốc lên lái xe và vận hành máy móc
Bệnh nhân có thể bị run, lo âu, chóng mặt ; do đó cần có ý kiến của bác sĩ khi cần lái xe hoặc vận hành máy móc.
Tác dụng phụ của thuốc tiêm Adrenalin
Khi sử dụng thuốc tiêm Adrenalin, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ bao gồm:
Thường gặp:
- Nhức đầu, mệt mỏi, đổ mồ hôi.
- Nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, hồi hộp.
- Run, lo âu, chóng mặt.
- Tiết nhiều nước bọt.
Ít gặp:
- Loạn nhịp thất
- Kém ăn, buồn nôn, nôn.
- Sợ hãi, bồn chồn, mất ngủ, dễ kích thích.
- Đái khó, bí đái.
- Khó thở
Hiếm gặp:
- Xuất huyết não, phù phổi (do tăng huyết áp), hoại thư (do co mạch), loạn nhịp tim, đau thắt ngực, tụt huyết áp, chóng mặt hoa mắt, ngất xỉu, ngừng tim, hoại tử mô (do adrenalin thoát ra ngoài mạch máu khi tiêm).
- Lú lẫn, rối loạn tâm thần.
- Rối loạn chuyển hóa, nhất là chuyển hóa glucose.
Thuốc tiêm Adrenalin giá bao nhiêu?
Thuốc tiêm Adrenalin có giá khác nhau từng thời điểm. Liên hệ 0969870429 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Thuốc tiêm Adrenalin mua ở đâu?
Dược Phúc Minh phân phối thuốc tiêm Adrenalin – Uy Tín – Chính hãng – Giá tốt nhất.
Bạn cần mua thuốc tiêm Adrenalin? Bạn có thể đặt hàng qua số điện thoại 0969870429. Hoặc bạn có thể qua các cơ sở của chúng tôi tại Hà Nội hoặc tp Hồ Chí Minh để mua thuốc trực tiếp.
Hà Nội: 20 Cự Lộc, Thanh Xuân.
HCM: 334 Tô Hiến Thành, quận 10.