Thuốc Nitromint là thuốc gì? Thuốc có công dụng như thế nào? Liều dùng và cách dùng thuốc ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết.
Thuốc Nitromint là thuốc gì?
Nitroglycerin là một loại thuốc giãn mạch được sử dụng để điều trị đau ngực và cao huyết áp. Nó được phê duyệt lần đầu tiên vào năm 2000 và hiện đang được bán trên thị trường bởi Pfizer và các công ty khác, tùy thuộc vào dạng bào chế. Nitroglycerin có sẵn trong nhiều dạng khác nhau, bao gồm dạng xịt, dạng viên nén ngậm dưới lưỡi, dạng tiêm tĩnh mạch, dạng viên nén giải phóng kéo dài và dạng thẩm thấu qua da. Một thực tế ít được biết đến là ngoài việc điều trị đau thắt ngực, nitroglycerin cũng được sử dụng trong thuốc mỡ để điều trị cơn đau kèm theo vết nứt hậu môn. Dạng thuốc mỡ bôi trực tràng của nitroglycerin đã được FDA chấp thuận vào năm 1955.
Nitromint là thuốc kê đơn với hoạt chất Nitroglycerin 2.6mg, bào chế dưới dạng viên nén giải phóng chậm. Thuốc đơn nghiên cứu và sản xuất bởi hãng dược phẩm Egis Pharma, Ltd – Hungary.
Mỗi hộp thuốc Nitromint chứa 3 vỉ x 10 viên nén.
Công dụng của thuốc Nitromint
Thuốc Nitromint được sử dụng cho các chỉ định sau:
- Điều trị lâu dài bệnh động mạch vành và phòng ngừa cơn đau thắt ngực.
- Điều trị hỗ trợ suy tim sung huyết (kết hợp với digitalis, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc dãn mạch).
Cơ chế tác dụng của thuốc bao gồm:
Nitroglycerin được chuyển hóa bởi aldehyde dehydrogenase trong ty thể (mtALDH) thành nitric oxide (NO), một hoạt chất sau đó kích hoạt enzyme guanylate cyclase.
Sự hoạt hóa của enzyme này được theo sau bởi quá trình tổng hợp guanosine vòng 3 ‘, 5’-monophosphate ( cGMP), kích hoạt một chuỗi các sự kiện phosphoryl hóa phụ thuộc protein kinase trong cơ trơn.
Quá trình này cuối cùng dẫn đến sự khử phosphoryl của chuỗi nhẹ myosin của cơ trơn, gây thư giãn và tăng lưu lượng máu trong tĩnh mạch, động mạch và mô tim. Các quá trình trên dẫn đến giảm công việc của tim, giảm huyết áp, giảm các triệu chứng đau thắt ngực và tăng lưu lượng máu đến cơ tim. các thụ thể peptit natri lợi niệu.
Liều dùng, cách dùng Nitromint
Liều dùng:
Liều sử dụng thay đổi theo từng bệnh nhân, dựa vào độ nặng của bệnh và tình trạng bệnh nhân.
Liều khởi đầu thông thường là 1 viên nén giải phóng chậm Nitromint 2,6mg, ngày 2 lần; có thể tăng dần liều lên đến 2 hay 3 viên nén giải phóng chậm Nitromint 2,6mg, ngày 2 lần. Phải uống thuốc ngày 2 lần, vào buổi sáng và đầu buổi chiều. Nếu các cơn đau xảy ra chủ yếu vào ban đêm thì liều trong ngày phải uống vào buổi sáng và khi đi ngủ.
Sử dụng liều lượng thuốc không cân xứng bảo đảm hàm lượng nitrate trong máu thấp một thời gian dài 8 đến 12 giờ mỗi ngày, quan trọng cho việc trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự dung nạp nitrate.
Cách dùng thuốc Nitromint hiệu quả:
Dùng đường uống.
Nên uống thuốc vào trước khi ăn. Thuốc được bào chế dạng viên nén giải phóng chậm nên được sử dụng bằng đường uống. Khi uống không nên nhai nát viên thuốc, phải uống cả viên với nước đun sôi để nguội.
Quên liều:
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Chống chỉ định thuốc
Không sử dụng thuốc Nitromint trong các trường hợp sau:
- Quá mẫn cảm đối với nitroglycerin hoặc bất kỳ hợp chất nitrate hữu cơ nào khác.
- Huyết áp thấp (huyết áp tâm thu dưới 90mmHg).
- Suy tuần hoàn cấp (sốc, trụy mạch).
- Sốc do tim (trừ khi áp lực cuối kỳ tâm trương ở tâm thất trái được bảo đảm thích hợp nhờ bóng bơm trong động mạch chủ hoặc bằng các thuốc gây lực co cơ dương).
- Nhồi máu cơ tim cấp với áp lực bơm đẩy thấp.
- Bệnh cơ tim phì đại, tắc nghẽn.
- Giảm thể tích máu.
- Hẹp van động mạch chủ và van hai lá.
- Viêm màng ngoài tim thất, chèn ép màng ngoài tim.
- Dễ bị rối loạn tuần hoàn khi đứng.
- Chấn thương đầu, xuất huyết trong sọ hay các tình trạng có tăng áp lực trong sọ (tuy rằng chỉ sau khi dùng nitroglycerin đường tĩnh mạch mới thấy có tăng thêm áp lực trong sọ).
- Thiếu máu nặng trên lâm sàng.
- Glôcôm góc hẹp (nitrate có thể làm tăng áp lực trong mắt).
- Do tác dụng trên tiến trình chuyển hoá nitrogen monoxide/guanosine monophosphate vòng (cGMP), các thuốc ức chế men phosphodiesterase (như sildenafil, vardenafil, tadalafil) có thể cộng lực với tác dụng hạ huyết áp của các nitrate, do đó chống chỉ định việc dùng đồng thời các thuốc ức chế này và các hợp chất tạo nitrogen monoxide với nitrate.
Cảnh báo và thận trọng thuốc
Khi sử dụng Nitromint, bạn cần thận trọng các vấn đề sau:
Thuốc không thích hợp cho điều trị cơn đau thắt ngực cấp. Trong trường hợp này nên dùng những loại thuốc có tác dụng tức thì.
Giống như những hợp chất nitrat khác, bệnh nhân đang sử dụng liệu pháp nitroglycerin lâu ngày khi cần chuyển sang một loại thuốc khác thì nên giảm và ngưng nitroglycerin một cách từ từ.
Do làm tăng tương đối dòng máu tại những vùng phế nang thông khí kém, nitroglycerin làm giảm nhất thời nồng độ oxy trong máu động mạch. Ở bệnh nhân bị bệnh động mạch vành, điều này có thể làm giảm tuần hoàn cơ tim, và gây thiếu máu cục bộ cơ tim. Do đó cần thận trọng đặc biệt khi dùng thuốc cho bệnh nhân có bệnh phổi do tim hay giảm oxy huyết ở động mạch.
Người cao tuổi có nguy cơ cao bị hạ huyết áp tư thế, do đó liều khởi đầu phải thấp hơn và việc tăng liều phải chậm hơn ở bệnh nhân cao tuổi.
Thận trọng khác
Cần thận trọng đặc biệt khi dùng nitroglycerin cho những bệnh nhân bị bệnh nặng ở gan và/hoặc thận, thiểu năng tuyến giáp, sa van hai lá, thân nhiệt thấp và nuôi dưỡng kém và gần đây có bị nhồi máu cơ tim.
Trong khi điều trị, có thể tỷ lệ các cơn đau thắt ngực sẽ tăng trong giai đoạn nồng độ nitrate thấp. Có thể cần phải điều trị bổ trợ với một thuốc chống đau thắt ngực khác có một loại hoạt chất khác để tránh các cơn đau xảy ra.
Tránh dùng thức uống có cồn trong khi điều trị vì sẽ dẫn đến nhức đầu nặng, hạ huyết áp hay trụy mạch.
Tác dụng phụ của thuốc Nitromint
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Nitromint bao gồm:
- Nhìn mờ
- Giảm huyết áp
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Tăng nhịp tim
- Cảm giác lâng lâng
- Dị cảm (cảm giác ngứa ran hoặc nóng ran).
Tương tác thuốc
Sử dụng đồng thời với thuốc dãn mạch, thuốc trị tăng huyết áp, thuốc chẹn bêta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm 3 vòng, và uống rượu có thể làm tăng tác dụng chống tăng huyết áp của nitroglycerin.
Bệnh nhân trước đó đã sử dụng hợp chất nitrate hữu cơ (chẳng hạn như isosorbid mono – hoặc dinitrate) có thể cần liều nitroglycerin cao hơn để đạt cùng một hiệu quả về mặt huyết động học. Nếu sử dụng đồng thời với dihydroergotamine, nitroglycerin làm tăng cao hàm lượng dihydroergotamine trong máu, nghĩa là làm tăng tác dụng co mạch của dihydroergotamin (tức làm tăng huyết áp và gây thiếu máu cục bộ).
Sử dụng chung nitroglycerin với heparin làm giảm tác dụng của heparin.
Các thuốc ức chế phosphodiesterase (như sildenafil, vardenafil, tadalafil) có thể cộng lực với tác dụng chống tăng huyết áp của nitrate. Nếu dùng phối hợp có thể dẫn đến biến chứng tim mạch có thể chết người, do đó chống chỉ định dùng các thuốc này.
Thuốc nhuận trường có thể rút ngắn thời gian trong ruột của viên nén giải phóng chậm Nitromint, từ đó làm giảm lượng hấp thu và nồng độ nitroglycerin trong huyết tương.
Sử dụng Nitromint cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Thai kì:
Các dữ liệu tiền lâm sàng: Đã thấy có tác dụng gây quái thai và gây đột biến.
Các dữ liệu ở người: Không có dữ liệu về tác dụng hại của nitrate đối với thai kỳ và việc cho con bú.
Vì tính an toàn của nitroglycerin trong các trường hợp này chưa được chứng minh, nên không được dùng thuốc khi có thai (nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ), trừ khi thấy có lợi nhiều hơn là hại.
Cho con bú:
Vì tính an toàn của nitroglycerin trong các trường hợp này chưa được chứng minh, nên không được dùng thuốc trong giai đoạn cho con bú, trừ khi thấy có lợi nhiều hơn là hại.
Thuốc Nitromint giá bao nhiêu?
Thuốc Nitromint có giá 350.000đ/ hộp. Liên hệ 0969870429 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Thuốc Nitromint mua ở đâu?
Bạn cần mua thuốc Nitromint ? Bạn có thể đặt thuốc qua số điện thoại: 0969870429. Hoặc bạn có thể qua các cơ sở của chúng tôi tại Hà Nội hoặc tp Hồ Chí Minh để mua thuốc.
Hà Nội: ngõ 20 Cự Lộc, Thanh Xuân.
HCM: 284 Lý Thường Kiệt, quận 11.
Tài liệu tham khảo:
https://www.practo.com/medicine-info/nitro-26-mg-tablet-13718