Thuốc Bromalex hoạt chất Bromazepam 6mg. Thuốc có công dụng gì, liều dùng và cách dùng thuốc ra sao? hãy cùng tham khảo bài viết.
Thuốc Bromalex là thuốc gì?
Bromalex hoạt chất Bromazepam là một hoạt chất thuốc nhóm Benzodiazepine có tác dụng an thần, gây ngủ, giảm lo âu căng thẳng. Thuốc được dùng với các chỉ định sau:
Rối loạn về cảm xúc: lo âu, căng thẳng, mất ngủ, loạn tính khí kèm lo âu trong chứng trầm cảm, dễ bị kích động.
Các biểu hiện lo âu và căng thẳng thần kinh do:
- Rối loạn chức năng của hệ tim mạch và hô hấp (rối loạn giả đau thắt ngực, hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, khó thở, thở gấp).
- Rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa (hội chứng kết tràng dễ bị kích thích, viêm loét kết tràng, đau thượng vị, co thắt, trướng bụng, tiêu chảy).
- Rối loạn chức năng của hệ tiết niệu (bàng quang dễ bị kích thích, đái dắt, đau bụng kinh).
- Các rối loạn tâm thần thực thể khác (nhức đầu do nguyên nhân tâm thần, bệnh ngoài da do nguyên nhân tâm thần).
Ngoài ra, còn dùng để điều trị tình trạng lo âu và căng thẳng có liên quan đến một bệnh lý mãn tính và được sử dụng như một tâm lý liệu pháp hỗ trợ trong bệnh thần kinh tâm lý.
Thành phần thuốc:
Hoạt chất: Bromazepam 6mg
Đóng gói: hộp 3 vỉ x 10 viên.
Xuất xứ: Ấn Độ.
Thuốc Bromalex có công dụng gì?
Bromazepam lầ một dẫn chất thuộc nhóm Benzodiazepine.
Benzodiazepine hoạt động bằng cách tăng cường chất dẫn truyền thần kinh rất quan trọng được gọi là GABA (axit gamma-aminobutyric) tại thụ thể GABA A. Điều này dẫn đến các đặc tính an thần, gây ngủ (gây ngủ), giải lo âu (chống lo âu), chống co giật và giãn cơ mà thuốc được kê đơn.
Liều dùng, cách dùng Bromalex
Nhìn chung, các thuốc benzodiazepine như bromazepam cần được dùng chỉ trong thời gian ngắn (ví dụ 2-4 tuần). Không nên sử dụng liên tục trong khoảng thời gian dài trừ khi có lời khuyên từ bác sĩ của bạn.
Thuốc này có thể gây nghiện.
Thuốc này chỉ được sử dụng khi có đơn thuốc của bác sĩ., tuân theo liều dùng được kê đơn.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Bromalex
Thận trọng khi dùng Bromazepam cho bệnh nhân bị nhược cơ nặng do thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng này.
Trong các tháng đầu của thai kỳ, chỉ dùng thuốc trong trường hợp đặc biệt cần thiết. Hoạt chất của thuốc được bài tiết qua sữa mẹ, do đó không được dùng thuốc khi cho con bú.
Dùng thuốc Bromalex gây lệ thuộc thuốc:
Dùng Bromazepam có thể gây ra tình trạng lệ thuộc thuốc. Nguy cơ này tăng lên khi dùng thuốc kéo dài, dùng liều cao hay ở những bệnh nhân có yếu tố mở đường.
Triệu chứng nghiện thuốc thường xảy ra khi ngưng thuốc đột ngột và bao gồm: run rẩy, vật vả, rối loạn giấc ngủ, hồi hộp, nhức đầu và rối loạn sự tập trung. Ngoài ra, một số triệu chứng khác như toát mồ hôi, co thắt ở cơ bắp và ở bụng, rối loạn tri giác, và trong một số trường hợp hiếm, có thể gây mê sảng và cơn động kinh.
Tùy theo thời gian tác động của thuốc, các triệu chứng nghiện thuốc có thể xảy ra sau khi ngưng thuốc từ vài giờ đến một tuần hoặc lâu hơn.
Nhằm giảm tối đa nguy cơ bị lệ thuộc thuốc, các benzodiazépines chỉ được kê toa sau khi đã chẩn đoán kỹ bệnh và chỉ kê toa trong một giai đoạn ngắn nhất có thể (chẳng hạn trong chỉ định là thuốc ngủ, không được dùng quá 4 tuần).
Chỉ cho dùng thuốc dài hạn ở những bệnh nhân có tình trạng bệnh thật xấu và sau khi đã cân nhắc giữa lợi ích điều trị với nguy cơ lệ thuộc thuốc.
Để tránh những triệu chứng cai nghiện, nên ngưng thuốc từ từ, trong thời gian này liều phải được giảm từ từ. Khi xuất hiện các triệu chứng cai nghiện, cần phải theo dõi sát và chăm sóc cho bệnh nhân.
Tác dụng phụ của thuốc Bromalex
Các tác dụng phụ của việc sử dụng benzodiazepine có thể bao gồm:
- Buồn ngủ
- Hoang mang
- Chóng mặt
- Run sợ
- Khả năng phối hợp kém
- Vấn đề về thị lực
- Lảo đảo
- Cảm giác chán nản
- Đau đầu
Một nghiên cứu đã xác định mối liên hệ nhẹ giữa việc sử dụng liên tục các thuốc benzodiazepin ở những người trên 65 tuổi và tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Việc sử dụng lâu dài các thuốc benzodiazepin cũng có thể dẫn đến sự phụ thuộc về thể chất. Sự phụ thuộc có thể bắt đầu sau khi sử dụng thuốc trong ít nhất một tháng, ngay cả với liều lượng quy định.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc với benzodiazepine:
- phenothiazin.
- opioid.
- thuốc an thần.
- chất ức chế monoamine oxidase (MAO).
- thuốc chống trầm cảm.
- rượu.
- ma túy bất hợp pháp như heroin (một loại thuốc phiện)
Nếu phối hợp Bromalex với các thuốc trên sẽ làm tăng tác dụng lên thành kinh trung ương, do đó sẽ làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
Thuốc Bromalex giá bao nhiêu?
Thuốc Bromalex thông thường có giá 300000đ/hộp. Liên hệ: 0969870429 để được tư vấn và báo giá tốt nhất. Chúng tôi có hỗ trợ ship hàng toàn quốc cho bạn.
Mua thuốc Bromalex ở đâu?
Thuốc Bromalex được nhathuocphucminh phân phối chính hãng trên toàn quốc. Bạn có thể mua Bromalex tại các nhà thuốc lớn ở Hà Nội, Đà Nẵng, tp Hồ Chí Minh. Nếu bạn chưa biết mua thuốc Bromalex ở đâu, bạn có thể đặt hàng qua số điện thoại: 0969870429. Hoặc bạn có thể qua các cơ sở của chúng tôi tại Hà Nội hoặc tp Hồ Chí Minh.
Hà Nội: 15 ngõ 150 Kim Hoa, Đống Đa.
HCM: 184 Lê Đại Hành, quận 11.
Tài liệu tham khảo:
https://www.drugs.com/article/benzodiazepines.html